Hoa Atiso là một nguyên liệu nấu ăn rất được ưa chuộng. Tuy vậy, việc sử dụng Atiso trong nấu ăn cũng cần có một số lưu ý mà bạn nên nắm vững. Hãy cùng LArti’s Farm tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.
1. Điểm qua các công dụng tuyệt vời của hoa Atiso nói chung và món hoa atiso hấp nói riêng
Hoa Atiso được biết đến loại thần dược tốt cho sức khoẻ, cơ thể và hỗ trợ trong việc chữa bệnh mà bạn không ngờ đến, dưới đây là ví dụ cho công dụng:
- Tác dụng trong hạn chế bệnh tim mạch
- Có công dụng trong điều hòa huyết áp
- Giúp điều trị các bệnh về gan mật
- Trị chướng bụng, khó tiêu
- Rất tốt đối với những người hay sử dụng rượu bia
- Tốt cho phụ nữ sau khi sinh, giúp kích sữa và hạn chế táo bón
- Công dụng Atiso cũng rất tốt cho sức khỏe của xương
Hoa Atiso hấp có chứa các chất khoáng như Photpho, Mangan, sắt và các Vitamin. Atiso khi hấp chín có tác dụng kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, hỗ trợ giải độc gan tốt nhất, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hấp với chân giò). Trong đông y, hoa Atiso giúp cải thiện các tình trạng đau dạ dày, gan yếu, sản phụ ít sữa, ăn uống không tiêu.
2. 3 món hấp với hoa Atiso ngon tuyệt bạn nên thử ngay
2.1 Cách chế biến món hoa Atiso hấp
– Nguyên liệu:
- 2 hoa Atiso lớn
- 1 quả chanh cắt đôi
- 1 thìa muối
- Nước
- Bơ nấu chảy (không bắt buộc)
- Mayonnaise (không bắt buộc)
– Sơ chế:
- Bước 1: Chọn hoa atiso tươi và không quá già. Hoa Atiso tươi phải có màu xanh đậm và khi cầm sẽ thấy hơi nặng tay. Lá của hoa Atiso phải khép chặt và tạo âm thanh lớn khi bóp. Ngoài ra, phần cánh hoa cũng không được khô hoặc tách rời nhau.
- Bước 2: Rửa hoa Atiso. Rửa hoa Atiso bằng nước lạnh và dùng khăn giấy thấm khô. Bên trong chóp lá của hoa Atiso thường chứa đầy bụi bẩn nên bạn hãy dùng ngón tay rửa thật kỹ từng lá.
- Bước 3: Cắt bỏ cuống hoa. Dùng dao sắc cắt bỏ phần cuống hoa và chừa lại khoảng 2,5 cm. Có thể cắt bỏ hoàn toàn cuống hoa nếu muốn đặt hoa Atiso thẳng đứng.
- Bước 4: Lột bỏ các lá ở ngoài. Dùng tay lột bỏ các lá bên dưới của hoa Atiso. Lá Atiso có thể lột bằng tay nhưng nếu gặp khó khăn, bạn có thể dùng dao hoặc kéo cắt bỏ. Chỉ cần lột bỏ các lá nhỏ và xơ ở phía dưới. Không cần lột các lá ở mặt bên.
- Bước 5: Cắt bỏ phần chóp nếu muốn. Đặt ngang hoa Atiso và dùng dao cắt bỏ khoảng 2,5 cm ở phần chóp.Bước này không bắt buộc nhưng sẽ giúp bạn dễ thưởng thức hoa Atiso và an toàn hơn.
- Bước 6: Cắt phần chóp của các lá còn lại. Dùng kéo sắc cắt bỏ phần chóp gai của các lá bên ngoài. Phần lá có thể ăn được nhưng chóp nhọn có thể làm xước miệng và vị không ngon.
- Bước 7: Xử lý bằng chanh. Xoa nửa quả chanh lên các mặt cắt của hoa Atiso. Hoa Atiso dễ bị oxi hóa và chuyển màu nâu sau khi cắt. Axit, ví dụ như nước cốt chanh, sẽ làm chậm quá trình oxi hóa đến khi bạn sẵn sàng chế biến và thưởng thức hoa Atiso.
– Chế biến:
- Bước 1: Đun sôi nước trong nồi có lòng sâu. Đổ nước ngập nồi khoảng 5 cm và đun sôi dưới ngọn lửa lớn. Nồi phải đủ lớn để cho vừa rổ hấp. Khi đổ nước vào nồi, cần lưu ý rằng mực nước phải thấp dưới đáy rổ hấp.
- Bước 2: Cho nước cốt chanh và muối vào nước. Vắt nửa quả chanh còn lại và rắc muối vào nước. Đun sôi thêm vài phút. Sau khi cho nước cốt chanh và muối vào, hãy đặt cả rổ hấp lên nồi. Nếu cần, bạn có thể cho thêm nước để đủ ngập đến dưới đáy rổ hấp.
- Bước 3: Đặt hoa Atiso vào rổ hấp. Úp phần cuống của hoa Atiso xuống dưới và không xếp chồng lên nhau. Để được hấp chín đều, hai bông Atiso phải được đặt không chồng lên nhau. Đậy nắp nồi và hạ lửa vừa. Nước phải sôi nhưng không được quá sôi và bắn lên đáy rổ hấp.
- Bước 4: Hấp 25-35 phút.[2] Hấp đến khi bạn có thể dùng mũi dao đâm vào nụ hoa Atiso và dễ dàng dùng tay hoặc dụng cụ gắp kéo các lá bên trong ra. Nếu nước cạn nhanh trong quá trình hấp, bạn có thể đổ thêm nước vào nồi. Tuy nhiên, không nên mở nắp quá nhiều lần để tránh khiến hơi nước thoát ra và phải hấp lâu hơn.
2.2. Cách làm món Atiso nhồi tôm thịt hấp
– Nguyên liệu:
- 3 bông Atiso.
- 350g thịt heo nạc.
- 50g tôm lột vỏ
- 15g mộc nhĩ.
- 10g nấm hương.
- Hành tím, tiêu.
- Các loại gia vị thông dụng.
– Chế biến:
- Bước 1: Đầu tiên là phần mộc nhĩ, mộc nhĩ bạn đem đi ngâm nước đến khi nở kỹ thì lấy ra và rửa qua lại với nước, tiếp theo cắt bỏ phần chân và thái nhỏ. Hành tím sau khi lột vỏ thì xắt nhỏ.
- Bước 2: Tiếp theo đó là phần thịt, sau khi mua về đem phần thịt đi rửa sạch sau đó xắt nhỏ ra và tiến hành băm nhuyễn thịt. Cho thịt vào tô rồi nên thêm các loại gia vị như muối, tiêu, bột ngọt, hạt nêm,… sau đó thêm mộc nhĩ và hành tím đã được sơ chế ở trên rồi trộn đều lên. Ướp thịt trong khoảng 15 phút.
- Bước 3: Bông Atiso bạn bỏ bớt đi những lá già sau đó tách rời từng cánh đem đi rửa sạch rồi để ráo nước. Có thể tận dụng phần cánh và phần lõi còn thừa của bông Atiso nấu với nước nêm thêm một chút dầu hào và hạt nêm để làm nước dùng.
- Bước 4: Cuối cùng, các bạn dùng một thìa nhỏ múc phần thịt đã được trộn và nhồi vào bên trong các cánh hoa Atiso đã được cắt từ nãy. Xếp những bông hoa Atiso đã được nhồi thịt này lên trên vĩ hấp và tiến hành hấp trong vòng 15 – 20 phút là món ăn của bạn đã được hoàn thành.
2.3. Cách chế biến món hoa Atiso nhồi đậu hũ hấp
– Nguyên liệu:
- Bông Atiso 2 cái
- Đậu hũ trắng 150 gr
- Nấm rơm 30 gr
- Cà rốt 20 gr
- Khoai lang 20 gr
- Bắp Mỹ 20 gr
- Đậu hà lan 20 gr
- Nấm mèo 20 gr
- Boa rô 20 gr
- Ớt sừng 10 gr
- Các loại gia vị thông dụng
– Chế biến:
- Bước 1: Dùng kéo cắt phần cánh hoa cứng (già) của hoa Atiso, sau đó dùng dao cắt ngang phần chóp hoa và loại bỏ bớt những cánh hoa nhỏ bên trong và phần nhụy. Đem ngâm với nước muối loãng từ 10 – 15 phút rồi để ráo.
- Bước 2: Cà rốt và khoai lang đem gọt vỏ, sau đó cắt hạt lựu. Nấm mèo đem ngâm cho nở ra, sau đó cũng đem cắt hạt lựu. Đem trụng sơ 20gr cà rốt, 20gr khoai lang, 20gr bắp mỹ, 20gr đậu hà lan.
- Bước 3: Dùng muỗng băm mịn 150gr đậu hũ trắng, sau đó trộn với cà rốt, khoai lang, bắp mỹ, đậu hà lan, nêm vào 10gr boa rô, 1 muỗng canh hạt nêm, 1/4 muỗng canh tiêu để làm nhân. Đem nhân nhồi vào 2 bông Atiso một lượng vừa đủ.
- Bước 4: Hấp món ăn, làm nóng nước trong xửng hấp, cho bông Atiso đã nhồi vào, đặt một chiếc khăn mỏng lên rồi đậy nắp lại, hấp trong 1 tiếng.
- Bước 5: Bào phần vỏ thân Atiso, sau đó cắt thành khúc ngắn, cho vào 400ml nước sôi đun trong 15 phút đến khi nước cạn còn 1 nửa thì vớt bỏ cái.Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, cho 10gr boa rô và 10gr ớt sừng vào phi thơm, tiếp tục nấm rơm băm nhuyễn vào xào đến khi nấm rơm chín.
- Bước 6: Cho 200ml nước đã luộc thân Atiso vào chảo, nêm vào 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh hạt nêm, 1/2 muỗng canh dầu mè, 1 muỗng cà phê bột năng pha loãng, khuấy đều và nấu đến khi sốt sệt lại thì tắt bếp.
3. Một số lưu ý khi nấu ăn với hoa Atiso
– Atiso tốt cho gan, có tác dụng chống lão hóa, hạ huyết áp,… Tuy vậy bạn cũng không nên quá lạm dụng chúng.
– Nếu ăn nhiều, Atiso có thể gây co thắt cơ trơn của đường tiêu hóa, gây hiện tượng đầy hơi, trướng bụng.
– Atiso giúp hạ huyết áp, nên người tụt huyết áp không nên dùng nhiều và thường xuyên hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trên đây là những thông tin dành cho bạn đọc tham khảo về các công thức nấu các món hấp về hoa Atiso nhé, LArti’s Farm mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn, và đừng quên theo dõi trang blog của chúng mình để nhận những thông tin mới nha
MUA HOA ATISO HỮU CƠ NGUYÊN CHẤT