Công dụng giúp thông mật, lợi tiểu từ cao Atiso cực hiệu quả mà ít ai biết

Công dụng giúp thông mật, lợi tiểu từ cao atiso cực hiệu quả mà ít ai biết

Cao Atiso có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như phòng ngừa ung thư, bệnh tim, loãng xương. Vì vậy, trà Atiso trở thành thức uống của nhiều người với giá trị sức khỏe mà nó mang lại. Trong bài viết này, LArti’s Farm sẽ bật mí cho bạn công dụng atiso tới mật, gan nhé

1. Tìm hiểu về chứng bí tiểu, khó tiểu, tiểu nhiều lần

1.1. Bí tiểu, khó tiểu là gì?

Bí tiểu (urinary retention) là tình trạng bàng quang vẫn còn sót lại nước tiểu sau khi tiểu xong. Có hai dạng bí tiểu là cấp tính và mạn tính. Nguyên nhân thường gặp có thể do sự giảm co thắt của bàng quang, yếu tố tắc nghẽn đường ra, thiếu sự phối hợp giữa bàng quang và cơ thắt niệu đạo hoặc có thể phối hợp tất cả các nguyên nhân trên. Bí tiểu cũng được chia ra 2 cấp đó là Bí tiểu cấp tính và Bí tiểu mãn tính:

Bí tiểu cấp tính (acute urinary retention, AUR) là rối loạn khả năng đi tiểu đột ngột không thể đi tiểu được hoặc đi tiểu nhưng chỉ rỉ giọt, cảm giác vẫn còn nước tiểu. Đây là trường hợp cấp cứu tiết niệu phổ biến nhất trên lâm sàng. Ở nam giới, AUR thường xảy ra thứ phát sau tăng sản lành tính tuyến tiền liệt. Ở thể cấp người bệnh thường có cảm giác đau không thể tránh khỏi và xuất hiện các cơn co thắt.

Bí tiểu mãn tính (chronic urinary retention, CUR) là tình trạng bí tiểu thường không đau, liên quan đến lượng nước tiểu tồn đọng ngày càng tăng lên. Bệnh nhân bí tiểu có thể có biểu hiện cảm giác đường tiểu không thông hoàn toàn, sau khi đi tiểu bàng quang vẫn cò nước tiểu. Đến lúc nào đó bụng dưới hình thành khối cầu bàng quang lớn dần nhìn thấy được.

1.2. Tiểu nhiều lần là gì?

Trung bình một người trưởng thành đi tiểu khoảng 6 – 8 lần/ 24h, vì vậy nếu một người đi tiểu hơn 8 lần trong 24h được coi là đi tiểu nhiều lần. Người bệnh thường có cảm giác căng tức bàng quang, buồn tiểu liên tục, buồn tiểu gấp, không thể trì hoãn được cơn buồn tiểu, rò rỉ nước tiểu, tiểu nhiều vào cả ban ngày và đêm, gây khó chịu và mệt mỏi cho người bệnh, trong đó có một số nguyên nhân có thể gây ra tiểu nhiều lần:

Bàng quang tăng hoạt (OAB): được biết đến là thủ phạm chính gây tiểu nhiều lần ở mọi lứa tuổi. Do các cơ bàng quang hoạt động quá mức, gây nên tình trạng đi tiểu thường xuyên, nhiều lần trong ngày, mà không có cảm giác đau rát. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi do lão hóa, phụ nữ sinh con nhiều lần bị yếu cơ sàn chậu, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh do thay đổi nội tiết tố, hay những người thường xuyên bị căng thẳng, stress, sử dụng caffein, nicotin, các chất làm ngọt nhân tạo và rượu, bia, thuốc lá gây kích thích thành bàng quang.

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập bàng quang qua niệu đạo. Phụ nữ có nhiều rủi ro bị nhiễm trùng tiểu hơn nam giới vì niệu đạo của họ ngắn hơn, vi khuẩn có khoảng cách xâm nhập vào ngắn hơn. Dấu hiệu nhận biết: Đau hoặc rát khi đi tiểu, đau bụng dưới, trong nước tiểu có máu, sốt, lạnh, buồn nôn, mất kiểm soát bàng quang.

2. Thành phần dinh dưỡng đối với công dụng atiso tới gan, mật, thận

Trước đây người ta cho rằng hoạt chất là cynarrin.Những nghiên cứu gần đây chứng minh rằng có nhiều hoạt chất khác nhau chứ không riêng gì cynarrin.

2.1. Acid hữu cơ bao gồm:

– Acid phenol: Cynarin (Acid 1 – 3 Dicafeyl quinic) và các sản phẩm của sự thủy phân (Acid cafeic, Acid Clorogenic, Acid Neoclorogenic).

– Acid Alcol.

– Acid Succinic.

2.2. Hợp chất Flavonoid (dẫn chất của Luteolin), bao gồm:

Cynarozid (Luteolin – 7 – D Glucpyranozid), Scolymozid

(Luteolin – 7 – Rutinozid – 3 – Glucozid).

Công dụng giúp thông mật, lợi tiểu từ cao atiso cực hiệu quả mà ít ai biết

2.3. Thành phần khác: cynaopicrin là chất có vị đắng, thuộc nhóm guaianolid.

Hoạt chất (Polyphenol) tập trung ở lá, có nhiều nhất ở phiến lá (7,2%) rồi đến cụm hoa, rễ, cuống lá.

Lá chứa nhiều hoạt chất nhất: 1,23% Polyphenol, Clorogenic Acid 4%, hợp chất Flavonoid (đặc biệt là Rutin), sau đó đến thân (0,75%), rễ (0,54%). Dẫn chất Caffeic như Clonogenic Acid, Neoclorogenic Acid, Cyptoclorogenic Acid, Cynarin. Sesquiterpen Lacton: Cynarpicrin, Dehydrocynaropicrin, Grossheimin, Cynatriol.

3. Tác dụng thông tiểu của cao Atiso

Nhờ việc sử dụng cao Atiso có công dụng làm cho thận người bệnh bài tiết chất muối ra trong nước tiểu. Điều này làm cho cơ thể sẽ tự động cân bằng độ muối đã tăng lên trong nước tiểu bằng việc tách lấy nước từ các mạch máu cho thêm vào nước tiểu trong quá trình bài tiết hàng ngày.

Ngoài ra, việc sử dụng cao Atiso nguyên chất còn được xem là một loại thực phẩm chức năng có thể dùng làm trà thay nước uống hàng ngày : Nó có thể giúp cơ thể lợi tiểu mạnh mà không làm ảnh hưởng đến các chức năng khác trong cơ thể như những loại dược phẩm khác như cây chó đẻ,…

Vì vậy trong hầu hết các bài thuốc bắc dân gian chữa bệnh lợi tiểu có rất nhiều thành phần và trong đó chỉ có 1/20 vị thuốc của cây chó đẻ phơi khô. Nhưng Atiso thì hoàn toàn trái ngược, nó hoàn toàn lành tính và có thể sử dụng độc lập như một loại thuốc nam mà không cần pha lẫn với bất kỳ một loại thuốc nam nào khác mà vẫn đảm bảo dược dược tính bên trong của cao Atiso.

Công dụng giúp thông mật, lợi tiểu từ cao atiso cực hiệu quả mà ít ai biết

4. Tác dụng của Atiso trong việc thông mật

Khi  nói tới tác dụng của trà Atiso thì không thể không nhắc tới công dụng này. Lá của cây Atiso chứa chất chống oxy hóa là cynarin nên có công dụng là điều tiết dòng chảy của mật trong hệ thống dẫn mật. Hỗ trợ trong việc dẫn và tiết ra nhiều mật hơn để tiêu hóa thức ăn tan trong dầu, giúp hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể

Trên đây là những thông tin hữu ích mà LArti’s Farm cung cấp cho bạn đọc tham khảo thêm những công dụng atiso tới mật, gan. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn đọc nhé.

MUA CAO ATISO HỮU CƠ NGUYÊN CHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *