Công dụng chữa bệnh thần kỳ từ cây Atiso có thể hữu ích với bạn

Công dụng chữa bệnh thần kỳ từ cây atiso

Trong cuộc sống có rất nhiều loại thần, thảo dược quý giúp bạn hỗ trợ các vấn đề về sức khoẻ, giúp cải thiện những căn bệnh về tim, gan, máu,… và thậm chí tốt cho các mẹ bầu. Trong số thần dược đó không thể không kể đến hoa Atiso, vậy Atiso chữa bệnh thần kì như nào? Cùng chúng mình tìm hiểu dưới bài viết này nhé.

1. Nhận biết cây Atiso

Cây Atiso [Cynara scolymus L.), họ Cúc (Asteraceae) có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và được trồng ở Việt Nam từ thế kỷ 19. Hiện trồng nhiều ở Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng) để lấy nguyên liệu làm thuốc.

Là cây thuộc thảo, cao đến 2m. Thân ngắn, thẳng và cứng. Lá to, dài, mọc so le, phiến xẻ thùy sâu, mặt trên xanh, mặt dưới phủ lông trắng. Hoa màu đỏ tím hoặc lơ nhạt. Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm. Ngoài lá, cụm hoa và rễ đều có thể sử dụng làm thuốc. Trước khi dùng cần sao qua hoặc sao vàng.

2. Thành phần dinh dưỡng của Atiso

Trong lá Atiso chứa các axít hữu cơ: Axit Phenol (Cynarin); Axit Alcol: Axit Hydroxymethylacrilic, Axit Malic, Axit Lactic, Axit Fumaric, Axit Succinic. Các hợp chất Flavonoid: Cynarosid, Scolymosid, ngoài ra còn có các chất men: Oxydase, Peroxidase… Hoa Atiso chứa nhiều Taraxasterol và Faradiol, là những chất có tác dụng ức chế viêm khá mạnh.

Công dụng chữa bệnh thần kỳ từ cây atiso

3. Công dụng chữa bệnh của Atiso

Atiso có hoạt tính chống oxy hóa, tác dụng bảo vệ gan, tác dụng lợi mật tốt, tác dụng hạ Cholesterol và Ure trong máu. Hoa Atiso được dùng dưới dạng một món ăn cho những bệnh nhân tiểu đường.

Lá và rễ dùng làm thuốc lợi tiểu, thông mật trong các bệnh viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật, viêm thận cấp và mạn tính, hoặc những người có chức năng gan, mật kém. Do thuốc có tác dụng nhuận tràng, nên thích hợp cho những người táo bón mạn tính, nhất là những người cao tuổi.

4. Một số bài thuốc chữa bệnh thần kỳ từ Atiso

4.1. Cây Atiso và bài thuốc sử dụng cây Atiso chữa bệnh tiểu đường

Lấy 50 gram hoa Atiso, 100 gram khoai tây, 50 gram cà rốt, 150 gram xương sườn lợn và gia vị vừa đủ. Sau khi làm sạch và sắc nhỏ các nguyên liệu, hầm xương sườn lợn chín tới rồi bỏ các nguyên liệu còn lại vào, nêm nếm cho đủ dùng. Sử dụng mỗi ngày 1 lần và sử dụng liên tục từ 5 – 10 ngày.

Công dụng chữa bệnh thần kỳ từ cây atiso

4.2. Cây Atiso làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu

Sử dụng 40 gram thân cây Atiso, 40 gram rễ, 20 gram cụm hoa đem phơi khô và tán nhỏ. Pha 2 gram/ lần với nước sôi và sử dụng thay thế nước trà. Có thể chỉ sử dụng 50 gram cụm hoa phơi khô và tán nhỏ. Ngoài ra, có thể sử dụng hoa Atiso nấu với các nguyên liệu như giò heo hoặc lá lách lợn, bổ sung vào thực đơn hằng ngày, vừa đem lại một thực đơn ngon vừa có tác dụng điều trị bệnh.

4.3. Bài thuốc sử dụng hoa Atiso để giải các độc tố trong gan, tăng cường chức năng gan từ cây Atiso

Cho 50 gram hoa Atiso, 100gram gan lợn và gia vị vừa đủ. Nấu Atiso với gan lợn như những món canh khác và sử dụng mỗi ngày 1 – 2 lần, và sử dụng liên tục trong vòng 5 – 10 ngày để đem lại hiệu quả nhanh.

4.4. Bài thuốc hoa Atiso hỗ trợ về các bệnh lí về gan, túi, mật.

Liều dùng, ngày 8 – 10g, dạng thuốc hãm, thuốc sắc, cũng có thể nấu thành dạng cao mềm, hay cao khô để bào chế các dạng khác. Một số chứng bệnh thường dùng Atiso:

  • Trị viêm gan, mật, vàng da: lá Atiso tươi 50g, hoặc 10g lá khô, hãm hoặc sắc uống trong ngày.
  • Trị viêm gan vi rút: lá Atiso 10g, diệp hạ châu đắng, nhân trần, mỗi vị 12g, sắc uống ngày một thang.
  • Trị phù thũng và thấp khớp: lá Atiso 10g, thổ phục linh, ngưu tất, kim tiền thảo, mỗi vị 12g. Sắc uống, ngày một thang.

Lưu ý, nếu không có lá Atiso, bạn có thể dùng cao Atiso để thay thế. Cao Atiso có được cô đặc từ lá Atiso nên sẽ có dược tính cao hơn và mang lại hiệu quả tốt hơn.

Công dụng chữa bệnh thần kỳ từ cây atiso

5. Lưu ý khi dùng cây Atiso chữa bệnh

Trong quá trình sử dụng cây Atiso để điều trị các bệnh, cần lưu ý một số điểm sau:

  • Không nên lạm dụng cây Atiso, nếu sử dụng quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: gây hại chức năng gan, trướng bụng, cơ thể mệt mỏi,…
  • Cây Atiso có những lớp lông tơ nhỏ, nếu tiếp xúc quá nhiều có thể gây da kích ứng da, ngứa, nổi mẩn đỏ.
  • Không được sử dụng cây Atiso với người tụt huyết áp.
  • Người bị tắc ống mật, bị sỏi mật không được sử dụng cây Atiso.
  • Các đối tượng đang sử dụng muối sắt cũng không nên dùng cây Atiso, bởi Atiso có thể ngăn chặn sự hấp thụ muối sắt ấy.
  • Thường xuyên theo dõi hàm lượng cholesterol có trong máu.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Trên đây là những thông tin các bài thuốc về loài thần dược này giúp bạn tham khảo, mong là những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn đọc, và đừng quên theo dõi trang blog của LArti’s Farm để cập nhật những thông tin hữu ích nhé!

MUA HOA ATISO HỮU CƠ NGUYÊN CHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *